I. GIỚI THIỆU CHUNG
A. THÀNH VIÊN SÁNG LẬP
Ông Lê Hòa Nhã: hiện là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần HVA và Phó Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư FUNDGO. Với nền tảng học vấn chuyên sâu, ông sở hữu bằng Thạc sĩ Tài chính từ Đại học UBIS (Hoa Kỳ), Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế từ Collège de Paris (Pháp) và Cử nhân Luật (VN). Ông Lê Hòa Nhã không chỉ là một nhà lãnh đạo chiến lược, mà còn là người có tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực tài chính và quản trị, góp phần định hướng và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp và quỹ đầu tư.
Ông Nguyễn Hoài Tưởng: Tiến sĩ Nguyễn Hoài Tưởng hiện đang là giảng viên và Giám đốc Phòng thí nghiệm NEXT Lab tại Viện Quốc tế Pháp ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-IFI), với trọng tâm nghiên cứu và phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI), học máy và khai phá dữ liệu lớn. Ông còn là thành viên Hội đồng Khoa học Tổ chức Pháp ngữ về Trí tuệ nhân tạo (AFRIA, Thụy Sĩ). Ngoài ra, ông Nguyễn Hoài Tưởng là nhà đồng sáng lập và Tổng Giám đốc công ty Titops, chuyên đào tạo và cung cấp nhân sự chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với kinh nghiệm và kiến thức đa dạng trong lĩnh vực khoa học máy tính và khai phá dữ liệu lớn, ông đã giúp cho Titops trở thành một trong những đơn vị đào tạo hàng đầu tại Việt Nam.
Bà Vương Tuyết Anh: hiện là Giám đốc Kinh doanh Giftcards kiêm CEO Jade Labs Việt Nam, với hơn 4 năm kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh, phát triển dự án và xây dựng cộng đồng. Bà có nền tảng Kỹ sư Khoa học Môi trường (ĐH Cần Thơ), chứng chỉ Phân tích và Đầu tư Chứng khoán, cùng năng lực tích hợp tiêu chuẩn ESG vào chiến lược kinh doanh. Bà chú trọng phát triển các dự án bền vững, kết nối công nghệ tài chính và ESG để tạo tác động tích cực cho cộng đồng.
Bà Hoàng Nữ Ngọc Minh hiện là Giám Đốc Hiệu Suất Doanh Nghiệp tại TrustXLabs. Bà có hơn 10 năm nghiên cứu về hiệu suất làm việc trong ngành dịch vụ khách sạn tiêu chuẩn 5 sao trong nước và quốc tế. Sứ mệnh giải quyết vấn đề giáo dục và lao động, nhằm hướng đến giá trị 04 về chất lượng giáo dục trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc, Bà thành lập cộng đồng ươm mầm thế hệ trẻ toàn năng Rise Your Future giúp 1 triệu bạn trẻ nâng cao khả năng, kiến thức hoàn toàn miễn phí.
Luật sư Nguyễn Khả Ái: CEO công ty luật FUNDGO Law
B. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
- THÔNG TIN ĐĂNG KÝ
Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần phát triển trao quyền năng lực xã hội
Tên Tiếng Anh: Social Empowerment Development & Investment Jointstock Company
Tên viết tắt: SEDIC
Mã số thuế: 1801777858
Địa chỉ: 81 Nguyễn Hiền, KDC91B, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Mô hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp xã hội
Biểu tượng (Logo):
Phương châm (Slogan): “Empowering Lives, Transforming Communities” (Trao quyền cuộc sống, thay đổi cộng đồng.)
- THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hotline:
Email:
Website: www.sedic.org
Trang Facebook: https://www.facebook.com/sedicglobal
Group Facebook:
Group Zalo:
C. TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC
- Tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư xã hội, phát triển năng lực cộng đồng tại Việt Nam, kết nối nguồn lực và tạo ra tác động bền vững.
- Sứ Mệnh: SEDIC cam kết trao quyền và phát triển năng lực cho cộng đồng yếu thế, giúp họ tự tin và tự chủ trong việc cải thiện cuộc sống. Đồng thời, thúc đẩy các giải pháp kinh doanh bền vững vì lợi ích xã hội và môi trường
- Giá trị cốt lõi:
- Trao quyền (Empowerment): Tập trung nâng cao năng lực cho các nhóm yếu thế.
- Bền vững (Sustainability): Đảm bảo hoạt động kinh doanh gắn liền với trách nhiệm môi trường và xã hội.
- Đổi mới (Innovation): Không ngừng sáng tạo để mang lại giá trị cao nhất.
- Minh bạch (Transparency): Hoạt động minh bạch, tạo niềm tin cho đối tác và cộng đồng.
D. SƠ ĐỒ – CƠ CẤU TỔ CHỨC
Được tổ chức tinh gọn bao gồm:
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm quyết định các vấn đề chiến lược quan trọng.
- Ban Kiểm soát: Chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, đảm bảo tuân thủ pháp luật và điều lệ công ty.
- Ban điều hành: Đứng đầu là Tổng giám đốc, điều hành công việc hàng ngày của công ty, bao gồm các bộ phận chức năng sau:
- Kinh doanh – Hợp tác thương mại và Kêu gọi tài trợ: Tập trung vào phát triển hợp tác, xúc tiến thương mại và huy động nguồn tài trợ.
- Đào tạo và Phát triển dự án: Đào tạo nâng cao năng lực, triển khai các dự án xã hội và phát triển cộng đồng.
- Văn phòng – Hành chính nhân sự: Quản lý các hoạt động hành chính và phát triển nguồn nhân lực.
- Tài chính: Quản lý ngân sách, nguồn vốn, và các hoạt động tài chính.
- Pháp chế – Kiểm soát nội bộ: Đảm bảo tuân thủ pháp luật, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ.
- Truyền thông và Công nghệ: Phụ trách truyền thông thương hiệu, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh.
Tùy từng thời điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy sẽ được thay đổi cho phù hợp.
II. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
- Phương hướng chiến lược tổng quát
- Hướng đến phát triển bền vững: Tích hợp các mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế trong mọi hoạt động.
- Tập trung vào cộng đồng yếu thế: Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực cho người khuyết tật, phụ nữ, thanh niên và các nhóm dễ bị tổn thương.
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế: Kết nối với các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, và đối tác quốc tế để tối ưu hóa nguồn lực và mở rộng tác động.
- Áp dụng công nghệ: Sử dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa quản lý, cải thiện hiệu suất và nâng cao giá trị xã hội.
- Phương hướng hoạt động cụ thể
2.1. Lĩnh vực đào tạo và phát triển năng lực
- Mục tiêu:
- Cung cấp các chương trình đào tạo nghề phù hợp với điều kiện và năng lực của từng nhóm yếu thế.
- Xây dựng mô hình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để đảm bảo học viên có thể ứng dụng ngay sau khi học xong.
- Hoạt động chính:
- Phát triển trung tâm đào tạo nghề cho người khuyết tật, phụ nữ đơn thân, và thanh niên thất nghiệp.
- Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng mềm như lập kế hoạch, quản lý tài chính cá nhân và khởi nghiệp.
- Tăng cường kết nối giữa đào tạo và thị trường lao động, đảm bảo học viên có cơ hội việc làm ngay sau đào tạo.
2.2. Lĩnh vực kinh doanh bền vững
- Mục tiêu:
- Phát triển các dự án kinh tế tuần hoàn, tái chế tài nguyên và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Hỗ trợ các startup và doanh nghiệp xã hội thực hiện các dự án kinh doanh tạo tác động.
- Hoạt động chính:
- Kết nối và phối hợp triển khai các dự án tái chế và sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường như đồ thủ công từ vật liệu tái chế.
- Hỗ trợ tín dụng và cố vấn cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực ESG (môi trường, xã hội và quản trị).
- Phát triển và kinh doanh tín chỉ carbon từ các dự án năng lượng tái tạo và trồng rừng.
2.3. Lĩnh vực truyền thông và nâng cao nhận thức
- Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về trách nhiệm xã hội và môi trường.
- Tạo dựng hình ảnh SEDIC như một doanh nghiệp đi đầu trong phát triển bền vững.
- Hoạt động chính:
- Xây dựng các chiến dịch truyền thông qua mạng xã hội, báo chí, và truyền hình.
- Tổ chức, phối hợp tổ chức các sự kiện, hội thảo, và hội chợ triển lãm về trách nhiệm xã hội và môi trường.
- Phát triển các sản phẩm truyền thông sáng tạo để quảng bá thông điệp và giá trị của SEDIC.
2.4. Lĩnh vực hợp tác và kết nối
- Mục tiêu:
- Xây dựng mạng lưới đối tác vững mạnh trong và ngoài nước.
- Tăng cường hợp tác với cơ sở địa phương, hợp tác xã thủ công, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp lớn và các quỹ đầu tư xã hội.
- Hoạt động chính:
- Ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược với các tổ chức quốc tế và cơ quan nhà nước.
- Tham gia vào các diễn đàn, hội nghị quốc tế để tìm kiếm cơ hội hợp tác.
- Huy động nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế và quỹ đầu tư cho các dự án xã hội.
2.5. Lĩnh vực quản lý và vận hành
- Mục tiêu:
- Tối ưu hóa quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
- Đảm bảo hoạt động minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật.
- Hoạt động chính:
- Áp dụng hệ thống quản lý hiện đại để quản lý tài chính, nhân sự và dự án.
- Tổ chức đào tạo nội bộ định kỳ để nâng cao năng lực nhân sự.
- Thực hiện báo cáo định kỳ về hiệu quả hoạt động và tác động xã hội của công ty.
- Kế hoạch giai đoạn 2025-2027
Giai đoạn 1: Xây dựng nền tảng (2025-2026)
- Kết nối các cơ sở, trung tâm đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ vận hành đưa vào hoạt động một số dự án thí điểm (Đào tạo nghề đan móc cho người khuyết tật).
- Phát triển các dự án thử nghiệm về kinh tế tuần hoàn và tái chế (Kết nối đẩy mạnh sản phẩm Lactics).
- Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và hệ thống quản trị hiện đại.
Giai đoạn 2: Mở rộng quy mô (2026-2027)
- Mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều địa phương tại Việt Nam.
- Phát triển hợp tác quốc tế để đưa các sản phẩm và dịch vụ của SEDIC ra thị trường nước ngoài.
- Tăng trưởng doanh thu từ các dự án bền vững và tín chỉ carbon.
- Kết quả kỳ vọng
- Tác động xã hội: Đào tạo nghề và tạo việc làm cho hàng trăm người yếu thế mỗi năm.
- Tác động kinh tế: Đưa SEDIC trở thành doanh nghiệp xã hội dẫn đầu tại Việt Nam, tạo lợi nhuận để tái đầu tư vào các chương trình cộng đồng.
- Tác động môi trường: Góp phần giảm thiểu rác thải, sử dụng năng lượng tái tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
- Đào tạo và phát triển năng lực
Giải pháp:
- Đào tạo nghề cơ bản và chuyên sâu: Cung cấp các chương trình đào tạo nghề phù hợp với đối tượng yếu thế như nghề thủ công mỹ nghệ, đan lát, sản xuất nông sản sạch, công nghệ tái chế.
- Phát triển kỹ năng mềm: Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, và quản lý tài chính cá nhân.
- Tăng cường giáo dục cộng đồng: Hỗ trợ giáo dục trẻ em nghèo, học bổng cho học sinh sinh viên, và hướng dẫn nghề nghiệp.
Thực hiện:
- Thành lập các trung tâm đào tạo, trường cộng đồng tại địa phương để tiếp cận người yếu thế.
- Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, trường học và trung tâm đào tạo nghề để phát triển chương trình giảng dạy.
- Theo dõi và đánh giá kết quả học viên sau đào tạo để cải thiện chương trình.
- Tổ chức thu mua và thương mại các sản phẩm do người yếu thế làm ra
- Kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường
Giải pháp:
- Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Xây dựng các dự án tái chế, sử dụng lại nguyên vật liệu, và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Giảm thiểu rác thải: Triển khai hệ thống thu gom và xử lý rác thải tại các cộng đồng địa phương.
- Phát triển tín chỉ carbon: Xây dựng và bán tín chỉ carbon từ các dự án năng lượng tái tạo và trồng rừng.
Thực hiện:
- Kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức môi trường để triển khai dự án tái chế và bảo vệ môi trường.
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và cá nhân tham gia vào chuỗi sản xuất bền vững.
- Ký kết hợp tác với các tổ chức quốc tế để giao dịch tín chỉ carbon.
- Nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
- Hỗ trợ khởi nghiệp xã hội
Giải pháp:
- Hỗ trợ tài chính: Phối hợp với Đoàn thanh niên các tỉnh thành phố khu vực, các cuộc thi khởi nghiệp, vườn ươm,.. cung cấp vốn vay lãi suất thấp hoặc hỗ trợ vốn không hoàn lại cho các dự án khởi nghiệp xã hội.
- Tư vấn và cố vấn: Kết nối người khởi nghiệp với chuyên gia trong ngành, tổ chức các chương trình cố vấn.
- Phát triển thị trường: Hỗ trợ các sản phẩm khởi nghiệp tiếp cận thị trường thông qua các nền tảng thương mại điện tử và hội chợ.
Thực hiện:
- Thành lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp xã hội, cung cấp tín dụng nhỏ cho các dự án khởi nghiệp
- Tổ chức các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp với các phần thưởng và hỗ trợ triển khai.
- Hợp tác với các doanh nghiệp lớn để tạo cơ hội cho các startup tham gia vào chuỗi cung ứng.
- Nâng cao nhận thức và truyền thông
Giải pháp:
- Truyền thông đa phương tiện: Xây dựng chiến dịch truyền thông qua mạng xã hội, báo chí, và truyền hình để nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội và môi trường.
- Hội thảo và sự kiện: Tổ chức hội thảo, workshop với sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp và cộng đồng để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức.
- Xây dựng thương hiệu: Quảng bá thương hiệu SEDIC như một biểu tượng của phát triển bền vững và trao quyền.
Thực hiện:
- Phát triển nội dung truyền thông đa kênh (Facebook, YouTube, LinkedIn, website cho SEDIC).
- Tham gia các hội chợ triển lãm, sự kiện quốc tế về phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông gắn liền với các ngày lễ môi trường hoặc nhân đạo.
- Hợp tác và kết nối
Giải pháp:
- Hợp tác với tổ chức phi chính phủ (NGO): Kết nối với các tổ chức trong và ngoài nước để nhận hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm. Thông qua Hội Liên hiệp hữu nghị các nước, cơ quan đại diện ngoại giao để nói lên thông điệp của SEDIC
- Xây dựng mạng lưới đối tác: Tăng cường quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, trường đại học, và cộng đồng những người yếu thế.
- Huy động nguồn lực quốc tế: Kêu gọi tài trợ và đầu tư từ các tổ chức quốc tế cho các dự án xã hội và môi trường.
Thực hiện:
- Thành lập bộ phận chuyên trách về quan hệ đối ngoại để tìm kiếm và quản lý đối tác.
- Tham gia vào các diễn đàn, hội nghị quốc tế về phát triển bền vững.
- Phát triển các dự án hợp tác công tư để thực hiện các chương trình lớn.
- Quản trị và vận hành hiệu quả
Giải pháp:
- Tăng cường năng lực quản trị: Áp dụng công nghệ hiện đại để quản lý công việc, nhân sự và tài chính.
- Đào tạo nhân sự: Liên tục đào tạo đội ngũ để đáp ứng yêu cầu công việc và chiến lược dài hạn.
- Đo lường hiệu quả: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả các dự án và hoạt động.
Thực hiện:
- Triển khai hệ thống phần mềm quản lý ERP để tối ưu hóa quy trình vận hành.
- Thực hiện chương trình đào tạo định kỳ cho nhân viên và quản lý.
- Lập báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động để phân tích và cải tiến.
- Tài chính bền vững
Giải pháp:
- Đa dạng hóa nguồn thu: Kết hợp giữa hoạt động kinh doanh, mua bán giao dịch tín chỉ carbon, tài trợ và hợp tác quốc tế.
- Quản lý hiệu quả chi phí: Áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu lãng phí.
- Quỹ phát triển bền vững: Trích 51% lợi nhuận hàng năm vào quỹ hỗ trợ cộng đồng và phát triển dự án xã hội.
Thực hiện:
- Thành lập một ban kiểm soát tài chính để đảm bảo minh bạch và hiệu quả.
- Định kỳ tổ chức kiểm toán nội bộ và báo cáo tài chính công khai.
- Xây dựng chiến lược đầu tư an toàn và hiệu quả cho các nguồn quỹ.
IV. THÀNH VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN, ĐƠN VỊ LIÊN KẾT
SEDIC hướng đến xây dựng một mạng lưới hợp tác mạnh mẽ, bao gồm các cộng tác viên, thành viên, và đơn vị liên kết, để cùng nhau thực hiện sứ mệnh phát triển năng lực xã hội và thúc đẩy các giá trị bền vững. Dưới đây là các tiêu chuẩn cụ thể cho từng nhóm:
- Tiêu Chuẩn Cộng Tác Viên (CTV)
- Đối tượng
- Cá nhân có mong muốn tham gia hỗ trợ các hoạt động và dự án của SEDIC.
- Sinh viên, chuyên gia, hoặc người có kinh nghiệm trong các lĩnh vực xã hội, môi trường, giáo dục, hoặc phát triển bền vững.
- Tiêu chuẩn
- Phẩm chất và đạo đức:
-
- Có tinh thần trách nhiệm, cam kết đóng góp cho các mục tiêu phát triển xã hội và môi trường.
- Tôn trọng quyền con người và tuân thủ các giá trị cốt lõi của SEDIC.
- Kỹ năng và năng lực:
- Có kỹ năng hoặc chuyên môn trong lĩnh vực phù hợp với dự án (ví dụ: đào tạo nghề, truyền thông, quản lý dự án).
- Khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.
- Cam kết thời gian:
- Tham gia tối thiểu 10 giờ mỗi tháng hoặc theo yêu cầu cụ thể của dự án.
- Ưu tiên:
- Có kinh nghiệm tham gia các chương trình cộng đồng, tình nguyện hoặc nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan.
- Quyền lợi
- Được cấp giấy chứng nhận tham gia từ SEDIC. Nhận chứng nhận tình nguyện từ SEDIC, hỗ trợ hồ sơ cá nhân khi ứng tuyển việc làm hoặc học bổng.
- Có cơ hội làm việc trong các dự án thực tế, tạo giá trị cho cộng đồng và nâng cao kỹ năng cá nhân.
- Tham gia hoạt động thực tế: Góp sức trong các dự án hỗ trợ cộng đồng như đào tạo nghề, bảo vệ môi trường, xây dựng nhà tình thương.
- Trải nghiệm văn hóa: Tìm hiểu và khám phá giá trị văn hóa, phong tục tập quán tại các khu vực dự án.
- Học hỏi và trau dồi kinh nghiệm: Phát triển kỹ năng giao tiếp, tổ chức sự kiện, và làm việc nhóm qua các hoạt động thực tế.
- Đào tạo chuyên môn: Tham gia các buổi tập huấn về phương pháp làm việc và kỹ năng cần thiết cho tình nguyện viên.
- Thành tích nổi bật: Tình nguyện viên xuất sắc được tuyên dương và nhận phần thưởng tại các sự kiện tổng kết.
- Hỗ trợ Chi phí đi lại và sinh hoạt: Hỗ trợ phương tiện di chuyển và chi phí ăn uống trong thời gian tham gia dự án.
- Tiêu Chuẩn Thành Viên
- Đối tượng
- Cá nhân hoặc tổ chức muốn tham gia vào mạng lưới thành viên chính thức của SEDIC để đóng góp ý kiến, hỗ trợ triển khai và phát triển dự án.
- Tiêu chuẩn
- Phẩm chất và cam kết:
- Đồng thuận với sứ mệnh, tầm nhìn, và giá trị cốt lõi của SEDIC.
- Cam kết tham gia các hoạt động của SEDIC trong dài hạn (tối thiểu 1 năm).
- Năng lực đóng góp:
- Cá nhân: Có chuyên môn, kinh nghiệm trong các lĩnh vực như quản lý dự án, tài chính, môi trường, giáo dục, hoặc phát triển cộng đồng.
- Tổ chức: Có năng lực tài chính, nhân sự hoặc chuyên môn để hỗ trợ các dự án.
- Đóng góp tài chính hoặc hiện vật:
- Cá nhân: Tham gia đóng góp tài chính tối thiểu 500.000 VNĐ/năm hoặc hiện vật cho các dự án cụ thể.
- Tổ chức: Đóng góp theo thỏa thuận hợp tác, có thể bằng tài chính, hiện vật, hoặc chuyên môn.
- Tích cực tham gia:
- Đóng góp ý tưởng, tham gia hội thảo, và hỗ trợ triển khai các dự án.
- Quyền lợi
- Quyền biểu quyết và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp của SEDIC.
- Được ưu tiên tham gia các chương trình đào tạo, hội thảo, và sự kiện của SEDIC.
- Được công nhận chính thức là thành viên của SEDIC và xuất hiện trên các báo cáo hoặc phương tiện truyền thông liên quan.
- Trực tiếp tham gia vào các dự án xã hội, môi trường và phát triển bền vững.
- Góp ý kiến và biểu quyết trong các cuộc họp, đóng góp vào chiến lược của SEDIC.
- Được ưu tiên tham gia các chương trình đào tạo, hội thảo, và sự kiện chuyên môn.
- Tiếp cận các tài liệu nghiên cứu và kiến thức chuyên sâu từ SEDIC.
- Tham gia vào mạng lưới đối tác của SEDIC, kết nối với các tổ chức và doanh nghiệp uy tín.
- Cơ hội hợp tác chiến lược trong các dự án do SEDIC triển khai.
- Nhận giấy chứng nhận thành viên và được vinh danh trong các báo cáo và sự kiện của SEDIC.
- Nâng cao uy tín thông qua việc gắn kết với các hoạt động trách nhiệm xã hội.
- Hưởng ưu đãi phí tham gia các sự kiện và dịch vụ của SEDIC.
- Nhận hỗ trợ tư vấn trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.
- Tiêu Chuẩn Đơn Vị Liên Kết
- Đối tượng
- Doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước, hoặc trường đại học muốn hợp tác với SEDIC để thực hiện các dự án xã hội, môi trường và phát triển bền vững.
- Tiêu chuẩn
- Cam kết hợp tác:
- Thể hiện cam kết lâu dài với các mục tiêu của SEDIC thông qua hợp tác triển khai dự án hoặc hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, nhân sự.
- Ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) với SEDIC, nêu rõ mục tiêu và phạm vi hợp tác.
- Tài nguyên và năng lực:
- Có nguồn lực tài chính, nhân sự hoặc chuyên môn để hỗ trợ hiệu quả các dự án.
- Sẵn sàng chia sẻ thông tin và phối hợp với các bên liên quan trong mạng lưới của SEDIC.
- Trách nhiệm xã hội:
- Đơn vị phải có chính sách trách nhiệm xã hội (CSR) hoặc mục tiêu tương tự liên quan đến các lĩnh vực phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, hoặc hỗ trợ cộng đồng.
- Quyền lợi
- Đồng triển khai các dự án xã hội và môi trường với SEDIC.
- Được hỗ trợ kết nối với các tổ chức và đối tác trong mạng lưới của SEDIC Được ghi nhận là đối tác chính thức của SEDIC trong các báo cáo và phương tiện truyền thông.
- Được hưởng lợi từ các dự án tín chỉ carbon hoặc các chương trình hợp tác tài chính nếu phù hợp.
- Được ưu tiên tham gia các chương trình đào tạo, nghiên cứu, và hội thảo quốc tế do SEDIC tổ chức.
- Hiển thị logo và thông tin trên website, báo cáo, và các sự kiện của SEDIC.
- Tham gia đồng thương hiệu trong các chương trình và chiến dịch truyền thông
- Hợp tác nghiên cứu và phát triển các giải pháp bền vững.
- Tham gia các hội thảo, đào tạo chuyên sâu và sự kiện kết nối do SEDIC tổ chức.
- Được công nhận trong các báo cáo và ấn phẩm của SEDIC.
- Hỗ trợ đào tạo và quảng bá sản phẩm/dịch vụ tại các sự kiện của SEDIC.
- Cơ hội tham gia các dự án độc quyền và nhận hỗ trợ tư vấn trong lĩnh vực phát triển bền vững.
V. TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN
- NGUỒN TÀI CHÍNH – TÀI SẢN
- Nguồn tài chính:
- Vốn góp của cổ đông:
- Nguồn vốn ban đầu được hình thành từ sự đóng góp của các cổ đông sáng lập.
- Các cổ đông có trách nhiệm góp vốn đúng hạn và đầy đủ theo cam kết đã thống nhất.
- Lợi nhuận tái đầu tư:
- 51% lợi nhuận sau thuế được giữ lại để tái đầu tư vào các hoạt động xã hội, phát triển năng lực cộng đồng và dự án bền vững.
- Hỗ trợ tài trợ từ các tổ chức:
- Huy động vốn từ các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội, và quỹ hỗ trợ phát triển quốc tế.
- Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật phục vụ trực tiếp cho các chương trình xã hội và môi trường.
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh:
- Thu nhập từ các sản phẩm/dịch vụ kinh doanh, bao gồm:
+ Sản phẩm thủ công truyền thống.
+ Tín chỉ carbon từ các dự án bảo vệ môi trường.
+ Hoạt động tư vấn ESG và đào tạo doanh nghiệp.
- Các nguồn khác:
- Các khoản thu từ đầu tư tài chính hợp pháp, tiền lãi gửi ngân hàng, hoặc các nguồn hợp pháp khác.
- Nguồn tài sản:
- Tài sản cố định:
- Trụ sở, văn phòng làm việc, thiết bị công nghệ, phương tiện di chuyển phục vụ công việc.
- Các trung tâm đào tạo, sản xuất, và cơ sở triển khai dự án tại địa phương.
- Tài sản lưu động:
- Nguyên liệu sản xuất, hàng tồn kho, và các sản phẩm chưa tiêu thụ.
- Tiền mặt, các khoản tiền gửi ngân hàng và chứng khoán.
VI. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH – TÀI SẢN
- Nguyên tắc quản lý tài chính – tài sản:
- Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ công ty.
- Minh bạch, trung thực, và công khai trong mọi hoạt động tài chính.
- Tối ưu hóa việc sử dụng tài sản để phục vụ cho mục tiêu xã hội, môi trường và tăng trưởng bền vững.
- Cơ chế quản lý tài chính:
- Kế hoạch tài chính hàng năm:
- Lập kế hoạch tài chính chi tiết bao gồm dự toán thu – chi, phân bổ ngân sách cho từng phòng ban, dự án.
- Báo cáo tài chính:
- Thực hiện báo cáo tài chính định kỳ (hàng quý, hàng năm) và công bố thông tin cho các cổ đông và cơ quan quản lý.
- Kiểm toán:
- Tổ chức kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc quản lý tài chính.
- Kế hoạch tài chính hàng năm:
- Sử dụng tài chính:
- Chi cho hoạt động thường xuyên:
- Lương, thưởng và phúc lợi cho nhân viên.
- Chi phí vận hành văn phòng, đào tạo và phát triển nhân sự.
- Chi cho hoạt động xã hội và phát triển:
- Hỗ trợ cộng đồng yếu thế: đào tạo nghề, phát triển năng lực.
- Đầu tư vào các dự án kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo và tín chỉ carbon.
- Chi cho đầu tư:
- Mua sắm, nâng cấp tài sản cố định phục vụ công việc.
- Đầu tư vào các dự án kinh doanh bền vững mang lại lợi nhuận dài hạn.
- Chi cho hoạt động thường xuyên:
- Cơ chế quản lý tài sản:
- Kiểm kê tài sản:
- Tài sản được kiểm kê định kỳ, đảm bảo không bị mất mát, hư hỏng hoặc sử dụng sai mục đích.
- Bảo trì và bảo dưỡng:
- Các tài sản cố định như văn phòng, thiết bị công nghệ, và cơ sở sản xuất được bảo trì định kỳ để đảm bảo hiệu suất sử dụng.
- Quản lý sử dụng:
- Tài sản chỉ được sử dụng cho các mục tiêu đã phê duyệt và phục vụ trực tiếp cho hoạt động của công ty.
- Kiểm kê tài sản:
- Trách nhiệm trong quản lý tài chính – tài sản:
- Hội đồng quản trị:
- Giám sát, phê duyệt các kế hoạch tài chính và quyết định đầu tư lớn.
- Ban Giám đốc:
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính – tài sản theo chiến lược đã được phê duyệt.
- Phòng Tài chính – Kế toán:
- Đảm bảo ghi chép, báo cáo đầy đủ, chính xác các giao dịch tài chính và quản lý tài sản hiệu quả.
- Hội đồng quản trị:
- Xử lý vi phạm:
- Mọi hành vi gian lận, sử dụng sai mục đích tài chính – tài sản sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và nội quy công ty.